Cảm nhận đoạn trích Trao Duyên (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

cam-nhan-doan-trich-trao-duyen

Cảm nhận đoạn trích Trao Duyên (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Nguyễn Du là một thiên tài văn học, nhà văn hóa lớn của dân tộc ta. Truyện Kiều là kiệt tác văn học của Nguyễn Du.  Đoạn trích Trao duyên nào đầu phần Gia biến và lưu lạc, lúc Thúy Kiều trao gửi tình duyên cảu mình với Kim Trọng cho Thúy Vân để bán mình để chuộc cha và em, khởi đầu bi kịch cho quãng đời 15 năm trời lưu lạc của Thuý Kiều. Với tài nghệ miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của Nguyễn Du, đoạn trích Trao duyên ca ngợi tình yêu sâu sắc của Thuý Kiều đối với Kim Trọng qua việc thể hiện nỗi đau đớn tột cùng mà nàng phải chịu đựng khi phải trao duyên; qua đó thể hiện lòng cảm thông, thương yêu sâu sắc của Nguyễn Du đối với con người “bạc mệnh”.

Đây là một trong những đoạn ở vị trí mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đầy đau khổ của Thuý Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt giam do có kẻ vu oan, Thuý Kiều phải bán mình làm vợ Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót quan lại cứu cha và em. Việc nhà đã tạm yên, Kiều mới nghĩ đến tình duyên lỡ dở của mình. Trước hết, nàng nghĩ cho người mình yêu, phận mình dù thế cũng đành, nhưng cảm thấy có lỗi với Kim Trọng.Phải làm thế nào cho người yêu đỡ khổ, suy nghĩ mãi, trong đêm cuối cùng, nàng quyết định nhờ em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

Xưa nay người ta chỉ trao nhau vật chất chứ có ai trao duyên bao giờ. Thế nhưng Thuý Kiều lại phải làm cái điều chưa ai từng làm ấy:

“Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Lời ướm hỏi nghe thật xót xa. Trong quan niệm của người xưa, “tình” thường gắn liền với “nghĩa”. Giữa Thuý Kiều và Kim Trọng đã có lời thề trăm năm tạc một chữ đồng đến xương nhưng sự đâu sóng gió bất kì, vì chữ “hiếu” nàng không thể giữ lời thề với chàng Kim nên đành nhờ Thuý Vân trả nghĩa hộ mình. Nguyễn Du đã rất tinh tế khi để Kiều dùng từ cậy mà không dùng từ nhờ vì cậy có ý tin chắc là người khác nhất định sẽ nghe mình.

“Chịu lời”“nhận lời” có vẻ như nhau nhưng chịu lời là nhận lời làm việc không do mình tự nguyện hoặc một việc khó chối từ. Hai chữ “mặc em” chốt lại màn dạo đầu nhưng lại mang hàm ý giao phó trách nhiệm. “Lạy”, “thưa” là hành động của Thúy Kiều trái hẳn với vị thế làm chị nhưng chứng tỏ việc Kiều đang nhờ Vân là việc trọng đại. Thúy Kiều không chắc Thuý Vân đã nhận lời nên mỗi từ Thuý Kiều nói ra đều được cân nhắc kĩ càng. Không thấu hiểu, đồng cảm với nhân vật của mình, không phải là bậc thầy của ngôn từ, Nguyễn Du không thể viết những câu thơ với những từ ngữ đắt như thế.

Kiều thuật lại một cách vắn tắt nhưng khá đầy đủ về cảnh ngộ của mình:

“Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”

Lí lẽ nàng đưa ra để thuyết phục Thúy Vân rất hợp lí: Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai và dường như nàng diễn đạt rất trôi chảy. Nhưng thực chất, sau những lời nói ấy, trái tim Kiều bắt đầu cuộn lên nỗi đau đớn khôn xiết. Nỗi đau đó nàng vẫn phải giấu kín trong lòng để trao duyên cho em một cách trọn vẹn:

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Để rồi, đến khi phải trao cho Thuý Vân những kỉ vật của tình yêu, trong Kiều nỗi đau đã cuộn lên thành những mâu thuẫn:

Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung.

“Tờ mây” là tín vật ghi lời thề nguyền của Kim Kiều. Chiếc vành mây trước đây chàng Kim trao cho Kiều làm của tin giờ nàng đều trao cả cho Thuý Vân. Đành phải trao duyên (trao nhiệm vụ trả nghĩa chàng Kim) cho em để em thay mình đền nghĩa người yêu nên Kiều mới nói duyên này thì giữ. Duyên phải trao đi vì nàng không thể cùng chàng Kim trọn lời thề ước. Còn tình yêu Kiều dành cho Kim làm sao mà trao được. Nó vẫn ở mãi trong lòng nàng. Và những kỉ vật kia chính là dấu tích của mối tình đầu, chính là vật lưu giấu tình yêu Kim Kiều. Phải trực tiếp trao nó vào tay Thuý Vân, có lẽ nào Kiều không tiếc nuối? Hai chữ của chung đủ để diễn tả tất cả: nỗi tiếc xót, nỗi đau và sự cố gắng níu kéo (chị vẫn có phần trong đó). Sau tất cả nỗi niềm tâm trạng đó, chúng ta có thể cảm nhận tình yêu sâu đậm Thuý Kiều dành cho Kim Trọng. Với Kiều, hạnh phúc của người mình yêu là điều hơn hết. Đó chính là lí do khiến nàng trao duyên cho Thuý Vân.

Tham Khảo Thêm:  Đọc hiểu văn bản: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)

Trong hoàn cảnh ấy, Thúy Vân không thể từ chối được. Các điển tích keo loan, tơ duyên cùng các thành ngữ tình máu mủ, lời nước non, thịt nát, xương mòn, ngậm cười chín suối… thể hiện sự chân thành, tha thiết mà đau đớn của Thúy Kiều khi quyết định cho em.

Mâu thuẫn nảy sinh ở chi tiết, vật thì trao cho em “giữ” nhưng duyên thì muốn để lại làm “của chung”. Cũng có thể xem là mâu thuẫn giữa cảm xúc và lí trí. Về lí trí, Kiều muốn Kim Trọng được hạnh phúc nên gá nghĩa Thuý Vân cho chàng. Nhưng về tình, vì tình yêu của Kiều với chàng Kim sâu sắc quá nên không muốn trao gửi. Đây hoàn toàn là tâm lí của tình yêu sâu nặng và đích thực. Tình yêu sâu nặng mà vẫn phải trao duyên chứng tỏ sự hi sinh của Kiều rất lớn lao.

Đành phải (trao nhiệm vụ trả nghĩa chàng Kim) cho em để em thay mình đền nghĩa người yêu nên Kiều mới nói duyên này thì giữ. Duyên phải trao đi vì nàng không thể cùng chàng Kim Trọng lời thề ước. Nhưng trao đi không có nghĩa là trao hẳn mà chỉ là để cho em giữ. Tình yêu Kiều dành cho Kim vẫn ở mãi trong lòng nàng. Và những kỉ vật kia chính là dấu tích của mối tình đầu, chính là vật lưu giấu tình yêu Kim – Kiều. Phải trực tiếp trao nó vào tay Thuý Vân, có lẽ nào Kiều không tiếc nuối? Hai chữ của chung đủ để diễn tả tất cả: nỗi tiếc xót, không đành lòng trao lại cho em, nỗi đau và sự cố gắng níu kéo (chị vẫn có phần trong đó).

Tình yêu của Thuý Kiều dành cho Kim Trọng thật sâu đậm. Với Kiều, hạnh phúc của người mình yêu là điều hơn hết. Kiều đau đớn, xót xa tự nhận mình là người mệnh bạc:

“Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

Hai chữ “mệnh bạc” cho thấy ý thức sâu sắc về cuộc đời, số phận bạc bẽo của Kiều. Với nàng, đó là một định mệnh bất di bất dịch. Thúy Kiều đã rất đau đớn khi phải cho em, dứt tình với chàng Kim. Nguyễn Du đã rất am hiểu và tinh tế khi diễn tả tâm trạng nhân vật.

Sau khi nói lời trao duyên, Kiều đang dần quên sự có mặt của Thúy Vân. Trong khi nói với em, Kiều cảm tưởng như sống lại với các kỉ niệm của tình yêu với Kim Trọng. Nàng như sống trong hồi ức qua những kỉ vật và nhất là tưởng nhớ lại sự kiện đêm thề nguyền thiêng liêng:

Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Rõ ràng trong tâm hồn Kiều, những kỉ niệm đẹp đẽ của tình yêu có sức sống thật mãnh liệt. Nguyễn Du thật tinh tế khi gợi lại các hình ảnh quá khứ: Cảnh chàng Kim cho thêm hương vào lò hương (đài sen nối sáp lò đào thêm hương) và cảnh Kiều đàn cho Kim Trọng nghe (So dần dây vũ dây văn) trong đêm thề nguyền. Mỗi kỉ niệm đã qua đều khắc sâu trong lòng nàng. Điều đó chứng tỏ tình yêu nàng dành cho chàng Kim cực kì sâu sắc.

Càng yêu sâu sắc, Kiều càng cảm thấy cuộc đời trống trải, vô nghĩa khi không còn tình yêu. Đó là lí do khiến nàng liên tưởng đến cái chết – cái chết đầy oan nghiệt (Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) cũng nói: Hiu hiu gió thổi ngọn cây Ấy là hồn trẻ về rày thăm cha.) Nhiều từ ngữ phản ánh ý nghĩ này trong nàng: “Mai sau Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”. (Kiều nhớ lại cảnh Đạm Tiên đã từng hiện về qua làn gió ào ào đổ lộc rung cây khi Kiều thắp hương và làm thơ bên mộ Đạm Tiên), hồn, dạ đài, người thác oan.

Tình yêu không là vật chất, không thể trao đi rồi thì không còn nữ Kiều cho em để rồi phải nhận lại nỗi đau đớn khôn xiết. Nỗi đau đó vốn dĩ không thể được bộc lộ trong lời Thuý Kiều nói với em. Hơn thế, nếu chỉ đơn thuần nói với Thuý Vân thì cảm xúc nhân vật sẽ không đạt tới cao trào, bi kịch của thân phận và tình yêu sẽ không đạt tới đỉnh điểm, nhân cách cao đẹp của Kiều cũng không có điều kiện lộ hiện. Vậy nên Nguyễn Du đã xây dựng những lời độc thoại nội tâm của Kiều: Bây giờ trâm gãy gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Kiều đã quên hết xung Nàng chỉ còn khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu ngắn ngủi. Đó là tiếng khóc cho một số phận, tiếng kêu đứt ruột cho một mối tình:

“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân[14],
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Các thành ngữ liên tiếp “trâm gẫy”, “gương tan”, “bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi” cực tả nỗi đau mất mát, sự tan vỡ không thể hàn gắn trong Kiều. Trong đoạn thơ ngắn, ba lần Nguyễn Du để Kiều gọi Kim Trọng bằng các từ khác nhau: tình quân, Kim lang, chàng. Đáng chú ý nhất là từ Kim Nó được láy lại, gắn với những thán từ hô gọi ôi, hỡi đầy thê thiết. Trong tâm tưởng, Thuý Kiều đã coi Kim Trọng là chồng cho nên tiếng gọi đó vừa thể hiện sự tiếc nuối vì tình lứa đôi lỡ dở, vừa hàm chứa nỗi đau đớn khôn xiết của nàng. Nàng gọi chàng Kim để nhận lỗi về mình, để oán trách chính mình, oán trách mình là kẻ phụ bạc.

Tham Khảo Thêm:  Nghị luận: Phía sau lời nói dối

Tiếng khóc cho mối tình tan vỡ, tiếng khóc cho thân phận khổ đau cất lên từ nhân vật chính của tác phẩm đã đánh động tâm can bao người đương thời và hậu thế. Như thế, ở đây tiếp tục xuất hiện mâu thuẫn không thể giải quyết giữa tình yêu mãnh liệt và sự chia biệt vĩnh viễn, tức là giữa lí và tình.

Lời thơ thể hiện tấm lòng vị tha, rất mực yêu Kim Trọng của Thúy Kiều. Hơn khi nào hết, đây là giây phút đáng thương nhất cuộc đời Thuý Kiều. Bởi lẽ, mới đó thôi, người con gái ấy còn đang trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che, vậy mà giờ đây đã lỡ làng. Lời thơ cất lên cũng chính là tiếng nói thương thân xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu. Mọi cung bậc cảm xúc diễn ra trong Kiều đều hết sức hợp lí. Nguyễn Du đã miêu tả dòng diễn biến nội tâm của nàng một cách chân thực. Mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh đều được lựa chọn kĩ lưỡng nhằm khắc hoạ tâm trạng nhân vật.

Chữ duyên theo giáo lí của nhà Phật là nguyên do tạo ra số phận, sau này được hiểu rộng hơn là sự định sẵn từ kiếp trước cho tình cảm của hai người (thường là tình cảm vợ chồng). Duyên là một khái niệm có tính chất vô hình, do đó trao duyên là một điều khó khăn, nhất là với những người có đời sống nội tâm sâu sắc như Thuý Kiều. Trao duyên là một sự hi sinh rất lớn. Trước đó Kiều đã hi sinh tình yêu để làm bổn phận người con hiếu thảo: “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Nay, trao duyên cho Vân là hi sinh tình yêu của mình vì hạnh phúc của người mà mình yêu. Do vậy, hành động của Kiều làm cho hình tượng nhân vật trở nên cao cả hơn, đẹp đẽ và đáng khâm phục hơn.

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu người với những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác… trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát. Nghệ thuật tự sự, hấp dẫn, cảm động, tạo ra những tình huống, những bi kịch. Lúc miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc đối thoại, câu truyện về nàng Kiều diễn biến qua trên ba nghìn câu thơ liền mạch.

Nguyễn Du đã kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bác học, sử dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa với ca dao, tục ngữ, thành ngữ… nâng lên thành một ngôn ngữ văn chương trong sáng, trau chuốt, mượt mà, mẫu mực. Cho đến nay chưa có nhà thơ Việt Nam nào viết thơ lục bát trên ba nghìn câu hay bằng Nguyễn Du.


Tham khảo:

Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên”

Truyện kiều là một trong những tác phẩm hay nhất của Nguyễn Du. Trong đó, đoạn trích “Trao Duyên” là một trong những đoạn ông thể hiện tâm trạng của Kiều một cách xuất sắc. Vừa thể hiện được nội tâm của Kiều vừa thể hiện sự thông minh vốn có của mình để trao duyên cho em mình Thúy Vân.

Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, “Trao duyên”, ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.

Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều – Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như van xin.

Tham Khảo Thêm:  Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) (đầy đủ) - SGK Ngữ văn 7

Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự “thay bậc đổi ngôi” giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em.

Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về. Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó chính là em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc thoa với bức tờ mây, Phím đàn với mảnh hương nguyền… vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với chàng Kim. Nàng thuyết phục em mới khéo làm sao .Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương!

Cuối đoạn thơ nàng tưởng như mình đang nói với người yêu. Nỗi lòng vẫn ngổn ngang tâm sự, vẫn còn trăm nghìn điều muốn nói với chàng, vẫn không làm sao kể cho xiết muôn vàn ái ân giữa nàng với chàng; không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi chàng trăm nghìn lạy. Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn. Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay bao người, bao thế hệ!

Related Posts

Các câu thả thính Quốc tế Thiếu nhi chinh phục crush

Ngày Quốc tế Thiếu nhi cũng là dịp đặc biệt để các chàng trai, cô gái thể hiện bản thân, thể hiện “địa vị” của nhau. Nếu…

Gợi ý quà Quốc tế Thiếu nhi ngày 1/6 đầy ý nghĩa cho bé

Quốc tế thiếu nhi sắp đến nhưng bạn chưa biết chọn món quà gì cho các thành viên nhí của mình. Vậy hãy tham khảo ngay những…

Cách làm trà mãng cầu xiêm giải nhiệt mùa hè cực dễ

Mãng cầu xiêm không chỉ là một loại trái cây ngon mà còn rất hợp với trà. Vị chua ngọt hòa quyện với hương thơm của trà…

“Bố già” Al Pacino sốc, không tin có con ở tuổi 83

Trang Six ngày 1/6 đăng tải thông tin Al Pacino bị sốc và nghi ngờ em bé trong bụng Noor Alfallah không phải của mình. Một nguồn…

Lý do Phương Linh “nghỉ chơi” Hà Anh Tuấn

Hà Anh Tuấn – Phương Linh là cặp đôi ăn ý và được yêu thích Vì rất hợp với màn song ca nên công chúng đã nhiệt…

Bật mí nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Valentine đen

Ngày lễ tình nhân không chỉ có Valentine đỏ và Valentine trắng, còn có Valentine Đen. Nếu hai ngày Valentine kia là dành cho các cặp đôi…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *